Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì? Kiến thức phụ khoa AndyV

Sau khi sinh, việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn không đúng cách có thể để lại sẹo lồi. Khiến phụ nữ mất tự tin trong “chuyện ấy” hoặc có nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Một trong những vấn đề mà các mẹ thường lo lắng là rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tầng sinh môn là gì? Tại sao phải rạch tầng sinh môn?

Tầng sinh môn là 1 trong những bộ phận của vùng kín, là phần mô giữa âm đạo và hậu môn có chiều dài khoảng 3 – 5cm.

 

 

Khi “vượt cạn”, tử cung và âm đạo của sản phụ co thắt không đủ lớn để đẩy nhanh em bé ra ngoài. Tuy nhiên, do em bé quá lớn nên các bác sĩ sẽ dùng thủ thuật rạch tầng sinh môn để đưa e bé ra ngoài an toàn và nhanh chóng hơn. Tránh trường hợp rách tầng sinh môn không như ý và mất thẩm mỹ cho sản phụ.

Sau quá trình sinh con, chăm sóc vết khâu tầng sinh môn là một trong những vấn đề quan trọng. Các chị em cần lưu ý để tránh làm nhiễm trùng vết thương, khó điều trị và đau đớn hơn.

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Khi đưa thành công em bé ra ngoài, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết rạch tầng sinh môn. Thông thường, các vết khâu tầng sinh môn sẽ cắt chỉ (chỉ không tiêu). Hoặc tiêu chỉ (chỉ tiêu) sau từ 2 – 3 tuần. Tiếp đó, vết khâu sẽ lành và có cảm giác lại sau 1 tháng.

 

 

Sau khoảng 10 ngày, vùng kín có thể ra khí hư, điều này hoàn toàn bình thường và sẽ hết sau khoảng vài ngày. Nếu cơn đau kéo dài quá lâu, bạn nên đến bác sĩ phụ khoa kiểm tra. Vì đây có thể là do nhiễm trùng hoặc do đường chỉ khâu quá chặt. Thêm vào đó, bạn nên tham khảo các thông tin dưới đây để có thêm kiến thức cho mình nhé.

>> Xem chi tiết : BÁC SĨ TRẢ LỜI: VẾT KHÂU TẦNG SINH MÔN SAU BAO LÂU THÌ KHỎI?

Những biểu hiện của nhiễm trùng tầng sinh môn

– Vết khâu tầng sinh môn có dấu hiệu bất thường như đau nhức, mưng mủ và có mùi hôi,…

– Bị sốt, có cảm giác ớn lạnh

– Chảy máu nhiều, ra máu cục

– Thường xuyên mắc đại tiện, trung tiện. Lau từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ trực tràng sau vùng âm đạo.

– Đau bụng dưới nhiều

Nếu có những biểu hiện như trên thì đừng chần chừ nữa mà hãy đến những cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị ngay nhé!

Vệ sinh vết khâu tầng sinh môn tại nhà như thế nào?

Tất cả các vết khâu tầng sinh môn đều có nguy cơ bị nhiễm trùng  nếu như không được chăm sóc và vệ sinh kĩ lưỡng. Vậy nên Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì? Sau đây là một số phương pháp chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách mà các mẹ nên biết.

 

 

  • Không bôi trực tiếp xà phòng hoặc dung dịch có hóa chất lên vết khâu.
  • Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, rửa nhẹ nhàng sau đó lau khô bằng khăn mềm hoặc khăn giấy sạch. Không chà xát mạnh.
  • Luôn giữ cho “vùng kín” khô ráo.
  • Nên mặc đồ lót bằng chất liệu cotton hoặc quần lót mặc 1 lần. Không mặc đồ lót hoặc quần áo quá chật và bó sát.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi. Không ngồi hay đứng 1 tư thế quá lâu. Đi lại nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh.
  • Kiêng cữ “chuyện yêu” cho đến khi vết khâu tầng sinh môn lành hẳn.
  • Thay băng vệ sinh từ 4 – 6 tiếng/ lần, không để lâu vì vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập.
  • Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh để tránh bị táo bón. Vì táo bón khiến bạn khó đi tiêu và phải rặn mạnh. Điều này sẽ làm tổn thương vết khâu chưa lành.

Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc hay phương pháp giảm đau nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Xem thêm các nội dung khác :

>> Khâu tầng sinh môn thẩm mỹ như thế nào? Bác sĩ AndyV chia sẻ

>> Vết khâu tầng sinh môn bị lồi thịt phải làm sao

>> Dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ thu nhỏ vùng kín giá bao nhiêu

Những thông tin trên đặc biệt hữu ích cho bạn đúng không nào? Vậy là bạn đã biết giải quyết vấn đề “Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì?” rồi chứ. Bạn nên lên lịch hẹn gặp bác sĩ sau 1 tháng để kiểm tra xem vết khâu tầng sinh môn đã lành hẳn chưa. Tuy nhiên, nếu có những biểu hiện bất thường như trên thì các chị em nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *